Hẹp bao quy đầu nên chăm sóc như thế nào

Đăng lúc: 11/04/2008

Có phải trẻ sơ sinh cơ quan sinh dục chưa phát triển nên ít có nguy cơ mắc bệnh? Đây là một suy nghĩ sai lầm của rất nhiều bà mẹ trẻ. Trên thực tế, sức đề kháng của trẻ kém nên nguy cơ mắc viêm nhiễm cơ quan sinh dục cao. Hẹp bao quy đầu là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà phụ huynh cần đặc biệt quan tâm.

Có phải trẻ sơ sinh cơ quan sinh dục chưa phát triển nên ít có nguy cơ mắc bệnh? Đây là một suy nghĩ sai lầm của rất nhiều bà mẹ trẻ. Trên thực tế, sức đề kháng của trẻ kém nên nguy cơ mắc viêm nhiễm cơ quan sinh dục cao. Hẹp bao quy đầu là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà phụ huynh cần đặc biệt quan tâm.

Khi mới lọt lòng, nhiều trẻ đã có hiện tượng hẹp bao quy đầu. Đây là hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý, do bao quy đầu không tụt xuống được gây nên hiện tượng dính bao quy đầu với quy đầu.

Cần vệ sinh bao quy đầu hàng ngày cho trẻ mỗi khi tắm, rửa. Cần lộn bao quy đầu ra và dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rãnh quy đầu, cho đến khi thấy các chất cặn bẩn có màu trắng đã hết thì cho bao quy đầu trở về vị trí ban đầu. Những ngày đầu, lần đầu vệ sinh bao quy đầu cho trẻ, nhất là lúc lộn bao quy đầu ra sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí kêu đau, khóc thét, vì vậy cần động viên trẻ và làm thật nhẹ nhàng, từng bước một để những lần sau trẻ không sợ.

Với trẻ lớn có thể hướng dẫn kỹ cho trẻ thì trẻ cũng có thể tự làm được các thao tác đơn giản này. Nếu thấy da quy đầu bị đỏ thì mỗi ngày cần vài lần dùng bông thấm dung dịch thuốc tím loãng để lau.

0989717336
0989 717 336